DocTruyenChuFull.Club

Nhập Số Chương Để Tìm Chương VD: 200
Tiểu Phúc Tấn
Chương 4

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Edit: Dờ


Hôm sau, Lâm Nguyễn nói lời của Trạm Hi cho bác Đông, bác Đông nhíu chặt lông mày, nhưng cuối cùng vẫn nghe theo Trạm Hi, chuẩn bị bánh mật, thịt hầm, quẩy mật ong [1] và chân giò hầm tương. Đây là những món biếu tết thông dụng, bác Đông không chuẩn bị gạo hay mì, vì như thế quá giống phát đồ từ thiện cho người nghèo, Lan công quán không cần phải tỏ ra hơn người về phương diện này.


[1] 蜜供:



Lâm Nguyễn nghe lời bác Đông, thay một bộ quần áo mới thật gọn gàng rồi đi ra cho ông nhìn thử.


Bác Đông hừ một tiếng, nhìn Lâm Nguyễn như thể nhìn đứa con dâu phá của chỉ biết vét đồ mang về nhà mẹ đẻ.


"Đi chào gia một câu chưa?" Bác Đông hỏi.


Lâm Nguyễn đáp: "Hôm qua cháu nói với thiếu gia rồi."


"Vậy thì vẫn phải chào một tiếng," Bác Đông cau mày, "Không hiểu phép tắc."


Lâm Nguyễn lầm bầm mấy câu, nói: "Cháu đi chào thiếu gia ngay đây."


"Đi đi."


Lâm Nguyễn lên tầng hai, gõ cửa phòng Trạm Hi.


"Vào đi." Giọng của Trạm Hi vọng ra từ bên trong, vẫn trầm và vững vàng như bình thường.


Lâm Nguyễn đi vào, đứng trước bàn làm việc của hắn nói: "Thiếu gia, em về thăm nhà, đến chào thiếu gia một câu."


Trạm Hi còn chẳng ngẩng đầu lên, "Cậu gọi tôi là gì?"


Lâm Nguyễn sực nhớ ra, vội đáp: "Tiên sinh, tiên sinh."


Trạm Hi ngẩng lên nhìn Lâm Nguyễn.


Lâm Nguyễn mặc trường bào vạt chéo màu xanh ánh trăng có thêu hình hoa mơ, cổ đứng đính thêm một vòng lông mỏng khiến Lâm Nguyễn càng có vẻ nho nhã thanh tú.


"Bộ này khá đẹp." Trạm Hi nói: "Cậu tự chọn sao?"


Lâm Nguyễn lắc đầu, "Thợ may chọn ạ."


Cậu gặp khó khăn trong việc lựa chọn, không muốn đắn đo suy nghĩ những việc này.


"Tôi nhớ có mang từ nước ngoài về mấy cuộn vải dệt khá đẹp." Trạm Hi nói, "Đợi quay về may cho cậu mấy bộ."


"Cảm ơn tiên sinh," Tư tưởng của Lâm Nguyễn đã bay về nhà, "Vậy em xin lui trước."


Trạm Hi "ừ" một tiếng, Lâm Nguyễn lui ra khỏi phòng.


Dưới tầng, Viên Tử đi từ bên ngoài vào nói với bác Đông, "Xe kéo đợi ở bên ngoài rồi."


Bác Đông gật đầu, dặn dò Viên Tử: "Cậu đưa thằng nhóc về nhà họ Lâm, giúp nó xách đồ, tối thì đón nó về đây."


"Cháu biết rồi!" Viên Tử đáp, vừa lúc Lâm Nguyễn cũng từ trên tầng đi xuống.


"Chúng cháu đi nhé."


Bác Đông gật đầu, nhìn theo hai người ra cửa rồi đi làm việc của mình.


Nhà Lâm Nguyễn ở hẻm nhỏ cạnh cầu, ở đó toàn là dân nghèo, nhà nào nhà nấy đều lấy gạch dựng quanh tường, mấy căn nhà hợp lại thành một cái tiểu viện là thành một hộ gia đình.


Lúc Lâm Nguyễn tám tuổi thì Lâm Mãn vừa được sinh ra, để ba mẹ con được sống dễ chịu hơn, ông Lâm theo người ta đi bôn ba. Thời cuộc quá loạn lạc, tiền không kiếm được, còn bị thương ở chân, trở thành người tàn tật.


Người duy nhất có thể kiếm tiền nuôi gia đình nay đã nằm liệt trên giường nửa sống nửa chết, đứa con chưa tròn một tuổi luôn kêu khóc đòi ăn, thấy không thể tiếp tục sống như vậy được nữa, bà Lâm đành phải gọi người lôi Lâm Nguyễn đi.


Khi ấy vẫn còn dùng bạc trắng, Lâm Nguyễn tám tuổi đổi được mười lượng bạc, ông Lâm được cứu sống, cả nhà cậu cũng được cứu sống.


Xe kéo dừng ở đầu hẻm, Viên Tử xách đồ giúp Lâm Nguyễn, đi đến cổng nhà thứ sáu thì chính là nhà họ Lâm.


Lâm Nguyễn gõ cửa, người mở cửa là Lâm Mãn.


Lâm Mãn vừa thấy Lâm Nguyễn thì mắt trợn to lên, quay vào trong gọi, "Mẹ, anh về rồi!"


Viên Tử buông đồ đạc xuống nói: "Anh không vào đâu, tối anh tới đón cậu."


Lâm Nguyễn lấy ra hai đồng Đại Dương, "Vất vả cho anh ạ."


Viên Tử nhận lấy, cười nói: "Khách sáo với anh làm gì."


Viên Tử đi rồi, Lâm Nguyễn bảo Lâm Mãn mang đồ vào nhà, hai anh em cùng vào cửa.


Bà Lâm vừa lau tay vừa chạy ra, bà đã bốn mươi năm mươi tuổi, mái tóc muối tiêu buộc vội sau gáy. Tay bà rất nhỏ và đen, còn có rất nhiều vết nứt.


"Tiểu Nguyễn về rồi hả con." Bà Lâm thoạt nhìn hơi luống cuống, nói chưa được mấy câu mà mắt đã đỏ lên.


Lâm Nguyễn chào mẹ, ở bên cạnh, ông Lâm chống gậy đi từ trong phòng ra.


Một bên ống quần của ông trống không, tay chống gậy lảo đảo. Lâm Mãn vội đi lên dìu ông, thân mình của một người trưởng thành đặt nặng hết hết vai một đứa trẻ.


Lâm Nguyễn buông đồ đạc, nói: "Để anh."


Cậu đỡ ông Lâm ngồi xuống ghế trúc, "Thiếu gia bảo sắp cuối năm rồi, kêu con về thăm nhà."


Bà Lâm dè dặt hỏi: "Vương gia về rồi sao?"


Lâm Nguyễn gật đầu, lâu lắm không nghe thấy xưng hô này, Lâm Nguyễn khá là mất tự nhiên.


Bà Lâm không nhắc đến Trạm Hi nữa, chỉ hỏi: "Con thì thế nào?"


"Con vẫn tốt mà," Lâm Nguyễn nói, "Thiếu gia đối tốt với con lắm."


Bà Lâm như thở phào nhẹ nhõm, "Con ngồi nghỉ đi, để mẹ đi nấu cơm."


Không đợi Lâm Nguyễn đáp gì, bà Lâm chạy ngay xuống bếp. Họ luôn không biết phải trò chuyện với mấy đứa trẻ như thế nào, nấu cơm là một trong số những phương thức biểu đạt tình cảm ít ỏi mà họ có thể làm.


Lâm Nguyễn không nhìn theo nữa, cậu quay qua nói với ông Lâm, "Cha, ngoài này lạnh lắm, con đỡ cha vào nhà."


"Ừ." Ông Lâm đáp, vịn tay Lâm Nguyễn đi vào nhà.


Lâm Nguyễn đi ra thì thấy Lâm Mãn đang ngồi xổm xem đồ đạc mà Lâm Nguyễn mang về, thấy cậu đi ra thì hơi ngại ngùng.


Lâm Nguyễn cười, đi lên xoa đầu Lâm Mãn.


Ông bà Lâm đương nhiên là thấy có lỗi với Lâm Nguyễn, lúc gặp cậu thì luôn tỏ ra cẩn thận dè dặt, cố gắng hết sức để đền bù cho cậu. So với cha mẹ, Lâm Nguyễn thấy đứa em trai này thoải mái hơn nhiều.


"Em muốn ăn gì?" Lâm Nguyễn hỏi.


Lâm Mãn hừ một tiếng, "Em chẳng muốn ăn đâu."


Lâm Nguyễn bật cười, lôi một cái hộp trong đống đồ ra, trong đó có món bánh mà mẹ Tào làm. Lần trước Lâm Mãn đến Lan công quán đã ăn bánh quy của A Nguyệt, mẹ Tào không vui, xuống bếp làm mấy món bánh ngọt cho Lâm Mãn, để cho Lâm Mãn biết cái gì gọi là đồ ăn ngon thực sự.


"Ăn lót dạ trước đi, trưa nay anh hầm thịt cho mà ăn."


Lâm Mãn nhận lấy hộp bánh, giúp Lâm Nguyễn dọn đồ vào trong phòng.


Lâm Nguyễn vào phòng thay quần áo, bộ quần áo đắt đỏ xinh đẹp bây giờ chẳng những không hợp với tiểu viện này mà còn không tiện làm việc.


Nhà bếp bắt đầu tỏa khói, Lâm Nguyễn bổ củi ở một góc sân trống, tiếng bổ củi vừa dứt khoát vừa êm tai. Cậu chất củi ở dưới cửa sổ nhà bếp rồi phủ bạt tránh cho tuyết rơi làm ướt.


Nước trong chum cũng sắp thấy đáy, Lâm Mãn rảnh rỗi không có gì làm thì sẽ đi múc nước, một thằng nhóc con bé tẹo đâu xách nổi một thùng nước, cứ xách nửa thùng rồi đổ vào chum. Nước đầy, đồ ăn trong bụng Lâm Mãn cũng tiêu hóa hết sạch.


Lâm Nguyễn xắn tay áo múc nước, bên cạnh giếng nước có một cây hồng, cứ đến mùa thu là lá cây rụng sạch, nhành cây trụi lủi sẽ treo đầy những quả hồng đỏ rực, đó là thứ duy nhất mà nhà cậu không cần mua bằng tiền.


Cây hồng rất cao, những quả ở tít trên ngọn cây thì không hái được, đa phần toàn làm mồi cho chim chóc khắp nơi.


Chum nước đầy, Lâm Nguyễn bắt đầu quét sân, sân không lớn, còn để lại một góc để trồng rau. Lâm Nguyễn đã từng thấy nhà mình trồng dưa chuột, cà chua, đậu đũa, còn có một khóm hành, lúc nào cần thì ra vặt một nhúm.


Quét sạch sân, Lâm Nguyễn lấy gạch xếp thành một hình vuông rồi nhóm lửa. Không biết Lâm Mãn kiếm ở đâu về một cục gỗ cứng đơ, vốn định bổ ra để làm củi đốt nhưng không bổ nổi, thế là quẳng ở góc sân.


Lâm Nguyễn kéo cục gỗ lại, ném vào đống lửa từ từ đốt.


Nhà Lâm Nguyễn rất lạnh, không có lò sưởi dưới giường. Lâm Nguyễn bày cái ghế nằm rồi đỡ ông Lâm ra ngồi ở đó để sưởi ấm.


Lâm Mãn bưng một vốc lạc từ trong bếp ra rồi quăng cạnh đống lửa, chốc lát sau đã chín, vừa nóng vừa thơm phức.


Lâm Mãn, Lâm Nguyễn và ông Lâm ngồi bên đống lửa nói chuyện phiếm. Một lát sau, Lâm Nguyễn đứng lên đi vào bếp.


Bà Lâm thấy cậu thì hoảng sợ nói: "Sao không ra ngoài nghỉ ngơi?"


Lâm Nguyễn cười nói: "Không sao, con vào giúp mẹ rửa rau."


Mùa đông nước lạnh, bà Lâm không cho cậu động tay, bà nói: "Con đi trông củi đi, ở gần bếp lò cho ấm."


Lâm Nguyễn vâng lời, ánh lửa vàng óng hắt ra khiến mặt cậu nóng bừng.


Hai mẹ con đều là người không khéo nói, được một lúc lại hết chuyện. Lâm Nguyễn lấy một cái bao vải trong túi áo ra, bên trong đều là xu bạc.


"Mẹ, mẹ cầm chỗ tiền này đi."


Bà Lâm xoa tay vào tạp dề nói: "Mấy hôm trước bố con nhận việc làm mộc, nhà vẫn còn tiền, con không cần đưa đâu."


Lâm Nguyễn đưa bao vải cho bà Lâm, "Sắp đến tết rồi, mẹ cầm mà mua mì gạo đón tết. Con thấy trong phòng lạnh lắm, tìm người đến làm giường sưởi đi, nằm trong phòng dễ chịu hơn. Còn Lâm Mãn nữa, nó cũng đâu còn nhỏ, con muốn cho nó đi học mấy năm, đọc sách viết chữ cũng coi như có nghề ngỗng."


Bà Lâm chần chừ nhìn cậu, "Vậy con..."


"Bình thường con không hay dùng tiền..." Lâm Nguyễn nói, "Mẹ cũng biết mà, gia chủ đối xử với con tốt lắm."


Bà Lâm nghe vậy thì im lặng một lúc lâu.


Họ dùng cơm trưa trong sân, bên cạnh là đống lửa, còn ấm áp hơn cả trong nhà. Bà Lâm làm cho Lâm Nguyễn vài món mặn, còn nấu cả cơm gạo trắng, chỉ sợ Lâm Nguyễn ăn không quen.


Lâm Mãn rủ rỉ với Lâm Nguyễn, bữa này còn thịnh soạn hơn cả cơm tất niên ở nhà.


Mặt trời về Tây, Viên Tử tới đón Lâm Nguyễn, Lâm Nguyễn lại thay về bộ quần áo kia. Ba người nhà họ Lâm tiễn cậu đến đầu hẻm, không nhìn thấy bóng người nữa mới quay về.


Tối đến, bà Lâm nói chuyện với ông Lâm về việc cho Lâm Mãn đến trường, Lâm Mãn nghe thấy thì bảo không muốn đi học.


"Chúng ta dành dụm tiền đón anh về không được sao?"


Trong phút chốc, ông bà Lâm đều chìm vào im lặng, thân là cha mẹ, không chỉ không bảo vệ được con mà còn phải bán con đi để cả nhà được sống. Chuyện này như cái dằm trong tim, cứ lúc nào nhớ đến là lại quặn lòng.


Bà Lâm thấy sắc mặt ông Lâm không tốt, kéo Lâm Mãn một cái, "Đừng nói bậy!"


Lâm Mãn rất là bất mãn, "Sao vậy mẹ?"


Bà Lâm nhỏ giọng nói: "Tiền anh con đưa đều là do vương gia cho, dùng tiền vương gia cho anh trai con để chuộc anh trai con, đâu có cái lẽ đó!"


"Anh con đâu phải cầm tiền không, anh ấy làm đầy tớ mười mấy năm cho người ta!"


Bà Lâm tái mặt, muốn nói lại thôi, "Anh trai con...không phải đi làm đầy tớ."


"Vậy thì làm gì?" Lâm Mãn khăng khăng gặng hỏi đến cùng.


Bà Lâm chỉ lắc đầu, hồi lâu sau mới thở dài nói: "Anh con sống ở bên kia rất tốt, cần gì gọi về đây để mà chịu khổ."


----------------


Làm gì? Anh trai đi làm vợ cho vương gia đó em ơi 💃💃

Đọc truyện chữ Full