DocTruyenChuFull.Club

Nhập Số Chương Để Tìm Chương VD: 200
Tình Yêu Của Kẻ Thực Dụng
Chương 90: Thăm nhà (2)

Phương Mục Dương nhất thời không biết hỏi gì, anh thật sự không thể tưởng tượng được đồng nghiệp Phí Nghê lại có thể phỏng đoán như thế.

Phí Nghê cũng không hiểu sao trí tưởng tượng của đồng nghiệp mình lại phong phú đến vậy, chỉ đành đơn giản giải thích: “Trong xưởng em có một nữ đồng nghiệp sau khi bị chồng đánh vẫn không tới nhà tắm tắm, các chị ấy nghi ngờ dạo này em không xuất hiện ở nhà tắm cũng là vì lý do này.”

Phí Nghê lược đi chi tiết tên đàn ông vũ phu kia lúc này đang nằm bệnh viện.

“Em không nói với các chị ấy là bây giờ mình tắm ở nhà à?”

“Em nói rồi, bởi vì không biết em nói thật hay nói dối nên ngày mai bọn họ mới muốn tới nhà thăm em.”

Phương Mục Dương không khỏi hỏi: “Anh nhìn giống người có thể đánh vợ lắm sao? Anh sợ em đến thế kia mà.”

“Anh mà sợ em á? Lần trước nếu anh nghe em thì đã không có chuyện này rồi.”

“Lần nào cơ?”

Phí Nghê biết anh hiểu mà còn cố tình hỏi vặn, trực tiếp phớt lờ anh.

Phương Mục Dương nhìn Phí Nghê một lượt từ trên xuống dưới, ánh mắt dừng lại trên chiếc sơmi của cô: “Anh nào có dám đánh em? Nếu có đánh cũng là em đánh anh mới đúng.”

Anh cầm tay cô, đặt lên ngực mình: “Em có còn nhớ rõ em ra tay với anh như thế nào không? Những vết tích trên người anh giờ còn chưa biến mất nè.” Phí Nghê bị ép phải cảm nhận những dấu vết cô để lại trên người Phương Mục Dương và mấy chỗ khác, bàn tay đang kéo tay cô của anh vẫn không ngừng hướng lên trên. “Em muốn đánh chỗ nào? Anh tuyệt đối không đánh lại.”

“Anh biết em không nỡ mà.” Phương Mục Dương đặt tay Phí Nghê lên trên môi mình. Đôi môi của anh nóng bỏng, khiến bàn tay cô cũng nóng lên theo.

Phí Nghê đưa tay kia lên toan vỗ vào tay Phương Mục Dương, nhưng tay còn chưa kịp vỗ thì đã bị Phương Mục Dương nắm lấy.

“Đừng miễn cưỡng bản thân mình. Anh biết em xót anh mà.”

Phí Nghê phủ nhận: “Ai xót anh chứ?”

“Nếu không xót thì em còn rang cơm cho anh làm gì?” Anh hứa với Phí Nghê: “Hôm nay nhất định sẽ không để lại dấu vết gì đâu.”

“Lần trước anh cũng nói thế.”

“Lần này thật sự không mà.”

Nửa đêm, Phương Mục Dương khoe thành tích với Phí Nghê: “Có phải không có gì không?” Để chứng minh với Phí Nghê, ngón tay anh trượt từng chút một đến những địa điểm dễ để lại dấu vết nhất: “Có khải không có không nào?”

“Sao anh phiền phức thế nhỉ?” Phí Nghê đành phải chặn miệng anh lại.

Lúc trước, những lúc Phí Nghê muốn khống chế âm thanh của mình, cô đều ôm Phương Mục Dương thật chặt, hệ quả là để lại vài vết móng tay trên người anh. Nhưng hôm nay cô lại không lưu lại bất cứ vết tích gì trên người anh.

Cô chỉ siết chặt lấy ga trải giường.

Sáng sớm, khi nắng mai rọi vào phòng, Phương Mục Dương kể cho Phí Nghê nghe về phát hiện mới của anh: “Anh phát hiện ga trải giường có nhiều câu chuyện hơn hẳn những vật dụng khác trong phòng ngủ, có đôi khi mỗi nếp nhăn cũng là một câu chuyện rồi. Có lẽ anh phải vẽ tranh ga trải giường mới được.”

Một tấm ga trải giường sạch sẽ có câu chuyện của riêng nó, mà một tấm ga trải giường vương tóc, hằn dấu tay, xuất hiện đủ lại nếp nhăn lại càng khơi dậy trí tưởng tượng vô biên của con người hơn.

Phí Nghê lờ anh đi, vội vàng thu ga trải giường lại, thay cái mới.

Phương Mục Dương bước lên lấy chiếc ga trải trường trên tay cô: “Để anh giặt cho.” Quần áo và ga trải giường của họ đều là tự mình giặt, chưa từng làm phiền dì Dương. Ga trải giường và chăn mỏng thường là Phương Mục Dương giặt, thỉnh thoảng Phí Nghê giặt thì cũng sẽ bảo Phương Mục Dương vắt cho cô. Kỹ năng giặt giũ của anh không tốt, nhưng lại dồi dào sức lực, chuyện vắt quần áo chăn ga với anh chỉ là chuyện nhỏ.

“Dạo này anh tăng ca nhiều rồi, hôm nay để em giặt cho.” Phí Nghê sợ anh lại tìm được cái cảm hứng gì đó từ ga trải giường, mang ra trêu cô.

“Hôm nay anh nhất định phải giặt, nếu không đồng nghiệp của em trông thấy em đi giặt ga thì lại cho rằng ngày nào em cũng phải sống trong cảnh cơ cực đấy.”

“Làm gì mà phóng đại thế?”

“Có thể phóng đại hơn tin đồn anh đánh em không?”

Phương Mục Dương lại đặt tay lên vai của Phí Nghê: “Em mang cả quần áo chưa giặt của em ra đây, đợi đến khi đồng nghiệp của xưởng em tới, anh sẽ vào phòng vệ sinh giặt quần áo cho em, cũng coi như là em gián tiếp giúp anh minh oan.”

Khi chị Lưu và người bên công đoàn tới nhà, Phí Nghê đang ngồi sửa bản thảo trong phòng ngủ, còn Phương Mục Dương thì ở trong phòng sách nghe ông già dạy bảo.

Ông Phương hôm qua tình cờ nghe được nghịch tử và con dâu phát sinh một vài mâu thuẫn vì bản thảo sách của mình, cuối cùng quyết định xử lý bên phía nghịch tử, chẳng nhẽ ông có thể khuyên con dâu đừng vội vàng xem bản thảo của mình sao? Con dâu ham học hỏi như thế, chuyện này không thể khuyên được.

Ông chỉ có thể đi khuyên con trai của mình, bảo nó không nên ngăn cản con dâu học tập.

Phương Mục Dương đang ở phòng vẽ tranh tạm thời của mình, nghe thấy cha gọi thì liền đi sang phòng sách với đôi tay đầy mùi nhựa thông. Ông muốn Phương khoe với nghịch tử bộ sưu tập mới nhất của mình, một cuốn sĩ nữ đồ(1) từ thời Thanh. Ngửi thấy mùi nhựa thông, lại nhìn thấy tay của anh, ông Phương yêu cầu trước khi lật sách anh phải đeo găng tay đã.

(1) Sĩ nữ đồ: Một dòng tranh phát triển vào thời nhà Tấn và nở rộ trong thời Đường, thường mô tả cuộc sống của những người phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội phong kiến.

Ông Phương không trực tiếp hỏi Phương Mục Dương và Phí Nghê có mâu thuẫn gì với nhau hay không mà chỉ lấy mình và bà bạn già ra làm ví dụ, nói bản thân ngày trước đã từng ủng hộ việc học tập và làm việc của mình như thế nào, đồng thời cũng bày tỏ hi vọng Phương Mục Dương có thể ủng hộ Phí Nghê học tập.

Phương Mục Dương hiểu Phí Nghê, cho dù hai người có mâu thuẫn thật thì cô cũng sẽ không đi kể với ông già.

“Cha nghe chuyện con không ủng hộ Phí Nghê học tập ở đâu ra thế?”

Vì thể diện của bậc làm cha, ông Phương không thể nói hôm qua vô tình nghe lỏm dưới bếp, đành phải bảo: “Có sai thì sửa, không sai thì nhớ.”

“Cha đang hiểu lầm con rồi,” Phương Mục Dương nhân cơ hội nói. “Con rất ủng hộ Phí Nghê học tập, việc sửa bản thảo cho cha không phải con giới thiệu sao? Không phải con không ủng hộ cô ấy, ngược lại, con thấy cô ấy chăm chỉ học tập như vậy, cũng bất giác muốn phấn đấu học hành giỏi giang hơn nữa.”

“Thế thì tốt.”

“Cuốn sách này cha có thể cho con mượn để học tập không?”

Ngoài dự kiến của ông Phương, lần nói chuyện này suôn sẻ đến lạ, ngoại trừ việc tạm thời tổn thất một bộ sưu tập.

“Anh trai và chị gái con khi nào thì về đây ạ?” Ông Phương có điện thoại trong nhà, nhưng khi muốn liên lạc với con cái thì vẫn thường dùng phương pháp nguyên thủy nhất là viết thư. Hôm trước ông viết một bức thư cho con trai cả và con gái thứ hai, hi vọng hai đứa có thể về nhà đoàn tụ một lần nhân dịp Trung thu sắp tới. Đi kèm với phong thư ấy còn có thêm một khoản tiền, số tiền này dùng làm phí đi đường thì dư dả. Trong thư còn nói, nếu như bận không quá không thể về được, ông sẽ thay mặt mẹ, em trai và em dâu ngồi xe lửa tới thăm họ. Sau đó ông đã nhận được thư hồi âm, con trai cả tạm thời không thể về được vì lý do công việc, nhưng con đâu cả sẽ đưa cháu trai về trong một ngày gầy đây, mà con thứ hai cũng sẽ về một chuyến trước Trung thu.

Ông Phương kể lại tình hình với con trai, Phương Mục Dương hỏi: “Cha định để chị dâu và chị hai con ở chỗ nào?”

“Phòng sách đã có sẵn giường, cái phòng anh đang dùng để vẽ tranh cũng có thể kê thêm một chiếc giường nữa.”

Phương Mục Dương nói: “Như thế cũng chỉ có thể ở tạm mấy ngày được thôi, nếu chị gái con ở lâu thì vẫn nên có một phòng ngủ tử tế thì hơn. Chị ấy bôn ba bên ngoài nhiều năm như vậy, cũng đến lúc về nhà rồi.” Phương Mục Dương cũng là mấy hôm trước tình cờ gặp bạn trai cũ của Mục Tĩnh trên phố mới biết chị gái anh đã sớm chia tay người đàn ông mình yêu từ thời đại học, bạn trai cũ đã được điều về từ lâu, còn Mục Tĩnh thì mấy năm nay vẫn luôn lẻ bóng, mà chuyện này anh chưa từng nghe chị gái nhắc gì cả.

“Tôi và mẹ anh cũng nghĩ thế, nếu như gọi chị anh về, tôi sẽ chuyển phòng sách ra phòng khách, để căn phòng này lại cho chị anh làm phòng ngủ.”

“Không cần phải phiền phức như vậy đâu, con và Phí Nghê chuyển đi là được.”

“Sao lại phải chuyển đi? Phòng trong nhà vẫn đủ để hai đứa ở mà.”

Chị Lưu không ngờ Phùng Lâm cũng đi cùng họ. Phùng Lâm rèn luyện trong phân xưởng một thời gian, sau đó đã vào công đoàn. Lúc đầu Viên Hồng Hương đưa Phí Nghê vào danh sách thăm hỏi, Phùng Lâm còn không đồng ý, nói Phí Nghê bất kể là tuổi nghề hay cống hiến đều không đủ tư cách được đến thăm. Nếu như đi thăm Phí Nghê, vậy thì có phải cũng cần đi thăm những người cùng thâm niên với Phí Nghê hay không, nếu như không đi, người khác nghi ngờ tiêu chuẩn thăm hỏi của công đoàn thì phải giải thích thế này, sau này triển khai công tác gì cũng bất lợi. Viên Hồng Hương bị đả kích như thế thì cũng nhất thời luống cuống, chị ta không biết xích mích trước đây của Phí Nghê và Phùng Lâm, cho nên đã kể với Phùng Lâm chuyện mọi người nghi ngờ Phí Nghê bị bạo hành. Lúc này Phùng Lâm mới không ý kiến gì nữa, trực tiếp cho tên Phí Nghê vào danh sách. Phùng Lâm luôn chú ý đến Phí Nghê hơn những người khác trong xưởng, biết chồng của Phí Nghê vẽ tranh liên hoàn, trước mắt đang công tác tại nhà hàng. Cô ta còn nghe nói tranh liên hoàn của chồng Phí Nghê vừa xuất bản, Phí Nghê đã mua một đống đi tặng người khác, chỉ sợ người ta không biết chồng mình đang làm gì, tục tằn đến không chịu nổi. Phí Nghê nịnh nọt như thế, kết quả vẫn bị chồng đánh, câu đầu tiên xuất hiện trong đầu Phùng Lâm chính là, kẻ đáng thương tất có chỗ đáng giận.

Chị Lưu nghi ngờ Phùng Lâm đ ến để chế giễu, có chút hối hận vì đã kiến nghị công đoàn đi thăm hỏi Phí Nghê. Sớm biết thế này, chị đã một mình tới trước xem thật giả ra sao rồi.

Còn chưa vào trong khu nhà, Phùng Lâm đã hỏi: “Phí Nghê sống ở đây sao? Cô ta không nói dối đấy chứ?”

Chị Lưu không vui nói: “Phí Nghê đâu có ngốc, nói dối trắng trợn như thế làm gì, chẳng phải lên trên là biết hay sao?”

Người ra mở cửa cho bọn họ là dì Dương. Chị Lưu nhìn tuổi dì Dương, đoán dì là mẹ chồng của Phí Nghê.

“Đây là nhà Phí Nghê ạ?”

Nghe thấy đối phương xác nhận, chị Lưu lại nói: “Bác là mẹ chồng Phí Nghê đúng không?”

Dì dương vội vàng phủ nhận, phủ nhận xong lại giải thích một chút nữa, nói với bọn họ mẹ chồng thực sự của Phí Nghê đang ở đâu: “Giáo sư Mục hôm nay đã tới trường từ sớm rồi.”

Chị Lưu vừa đến đã biết là Phí Nghê không nói dối, một căn nhà như thế này thì phòng vệ sinh có thể tắm được nước nóng cũng chẳng có gì là lạ. Đây vẫn là lần đầu tiên chị trông thấy một căn hộ lớn đến thế.

Dì Dương mời khách ngồi, sau đó liền đi báo với ông Phương và Phí Nghê là có khách tới nhà chơi. Ông Phương đã nói trước với dì Dương, nếu người trong đơn vị Phí Nghê đến thì nhất định phải báo cho ông ngay lập tức.

Chị Lưu liếc nhìn Phùng Lâm một cái, ý là vừa nãy cô còn nghi ngờ người ta nói dối hả?

Lúc dì Dương gõ cửa, ông Phương vừa mới từ chối Phương Mục Dương xong, còn chưa cho anh cơ hội trình bày quan điểm thì đã đi ra ngoài tiếp khách.

Hôm nay vì gặp chị Lưu lên Phí Nghê đã cố ý mặc một cái áo cổ tròn với đường viền cổ rất thấp. Mấy hôm nay trời trở gió, mặc áo cao cổ đã là chuyện bình thường rồi, có người sợ lạnh còn mặc thêm cả áo khoác nữa.

Phí Nghê trông thấy Phùng Lâm thì cũng bất ngờ, lần cuối gặp mặt cô ta đã là chuyện của năm ngoái, nhưng việc Phùng Lâm phê bình, chỉ trích chỗ sai của cô, cô vẫn còn chưa hề quên. Ngoài Phùng Lâm ra, chưa từng có ai bắt bẻ Phí Nghê tới vậy. Phí Nghê ban đầu còn định giải thích với Phùng Lâm, nhưng sau đã mặc kệ hết, lần đầu tiên cô hiểu được, ngu dốt cùng kiêu ngạo đặt cạnh bên nhau có tính hủy diệt thế nào. Từ khi Phùng Lâm được điều từ phân xưởng qua công đoàn, cô chưa từng gặp lại cô ta, không ngờ hôm nay lại chạm mặt ở đây. Cô cũng không biết lần gặp mặt này chỉ là trùng hợp, hay còn lý do gì khác.

Sau chút kinh ngạc ngắn ngủi thì Phùng Lâm đã cảm thấy đây hẳn là chuyện hợp tình hợp lý. Việc Phí Nghê dám trực tiếp chống đối cô ta, hơn nữa còn có thể thay cô ta chỉ huy dàn hợp xướng tức khắc đã được lý giải. Lúc ấy cô ta còn thắc mắc Phí Nghê sao dám bỏ ngang công việc, sao nhận chỉ huy hợp xướng giữa chừng mà còn làm tốt hơn mình, hóa ra là gia đình cũng có chút nền tảng. Cô ta cười với Phí Nghê, cứ như thể trong quá khứ chẳng có chuyện gì xảy ra giữa họ.

Chị Lưu lấy gói bánh Trung thu thăm hỏi của xưởng ra đưa cho Phí Nghê, gói bánh được buộc bằng dây gai, bên trong có bốn chiếc Phiên Mao Nhi. Ngoài bánh Trung thu, chị Lưu còn mang theo thịt thủ của nhà mình.

Khách vừa ngồi xuống, Phương Mục Dương đã đi ra từ phòng vệ sinh. Anh vừa mới rửa tay mấy lần bằng xà phòng thơm, mùi nhựa thông dính trên tay khi vẽ tranh cũng đã bay gần hết.

Tuy rằng ban nãy nhận sai mẹ chồng của Phí Nghê, nhưng từ ánh mắt đầu tiên trông thấy Phương Mục Dương, Phùng Lâm đã biết đó chính là chồng của cô, bởi vì trong xưởng đồn rằng anh ta khá là đẹp trai.

Quả thực là khá đẹp trai, hơn nữa còn rất cao ráo.

Trong số mấy người tới chơi thì Phương Mục Dương chỉ biết chị Lưu, anh chào hỏi chị và gật đầu với những người khác.

Phùng Lâm chủ động nói: “Các tác phẩm tranh liên hoàn của anh tôi đều đã xem hết rồi, kể cả tập tranh dài kỳ trên báo nữa, tôi rất thích phong cách vẽ của anh.” Cô ta cũng không nói dối. Nếu không phải Phí Nghê lúc nào cũng tuyên truyền tác phẩm của chồng mình trong xưởng khiến cho cô ta phản cảm, cô ta cũng chưa chắc đã để ý Phương Mục Dương vẽ cái gì. Phùng Lâm vốn xem tranh của Phương Mục Dương với thái độ phê phán, nhưng cô ta lại chẳng tìm được lỗi sai nào trong tranh mà chỉ tìm thấy sai sót trên chữ thôi, mà theo như phần ký tên thì những chữ kia không liên quan gì đến Phương Mục Dương cả. Có lẽ Phí Nghê sẽ không bao giờ biết, bởi vì sự tuyên truyền của cô mà Phùng Lâm đã trở thành độc giả của Phương Mục Dương, mỗi lần anh ra tranh mới là cô ta đều phải xem cho bằng được.

Phương Mục Dương cũng không biết chuyện giữa Phí Nghê và Phùng Lâm, chỉ coi cô ta như là một người bạn đồng nghiệp của Phí Nghê. Anh thầm nghĩ, vậy từ tác phẩm tranh liên hoàn nào của tôi mà cô nhìn ra được tôi là một kẻ đánh vợ vậy?

Còn dì Dương thì lại nghĩ bụng hai cha con này đúng là thú vị, khách tới nhà họ tuy không nhiều lắm nhưng hơn nửa đều là những người có tên tuổi, nhưng cả ông Phương lẫn Tiểu Phương đều cảm thấy rất bình thường. Hiện giờ chỉ là một tổ trưởng nhỏ trong một phân xưởng tới thăm, mà lại trịnh trọng như chuyện lạ hiếm gặp vậy. Trái cây và điểm tâm thì thôi không cần phải nói, ngay cả trà cũng phải pha tận hai loại.

Là bề trên trong gia đình, nhiệm vụ tiếp chuyện khách vẫn do ông Phương đảm nhận là chính.

Những người trong xưởng của Phí Nghê thì do chị Lưu dẫn đầu, chủ yếu bày tỏ Phí Nghê ở xưởng chăm chỉ chịu khó, cẩn thận tỉ mỉ cỡ nào.

Trong lúc lắng nghe ông Phương vẫn luôn gật đầu, giống như hoàn toàn chẳng có gì ngạc nhiên với chuyện ấy cả. Chờ khách nói xong, ông mới khách sáo cảm ơn xưởng đã bồi dưỡng Phí Nghê. Tuy rằng khách sáo, nhưng giọng điệu của ông nghe không hề giống người nhà công nhân viên chức đang được thăm hỏi, mà là giống với một vị lãnh đạo đang đi thị sát nghe báo cáo công việc hơn, bên kia báo cáo xong xuôi, bên này lại nói cũng được, vẫn có chỗ để tiến bộ. Những lời khách sáo kiểu ấy rất phù hợp với phong cách của ông Phương, không hề gây phản cảm chút nào, thậm chí còn khiến cho người đối diện muốn hỏi ngài còn điều gì muốn chỉ dạy không.

Chị Lưu và mấy người bên công đoàn liếc nhìn nhau, ngoài chị Lưu ra, tất cả đều quên sạch ý định ban đầu của mình, cứ như thể bọn họ thực sự tới đây là để báo cáo công việc, à không, để thăm hỏi vậy.

Sự hoài nghi của chị Lưu đã giảm từ sáu phần xuống còn một phần, nhưng xét cho cùng thì vẫn chưa biến mất hoàn toàn. Chị vẫn cảm thấy nên nhắc nhở Tiểu Phương đối xử với Phí Nghê tốt một chút.

Không có ai phối hợp cùng, chị Lưu nói chuyện cũng có vẻ hơi đột ngột, song lại không thể không nói: “Tiểu Phương này, cậu có được thành tựu như hôm nay, chị cho rằng một phần vẫn là nhờ có công lao của Phí Nghê.”

Phương Mục Dương không cho rằng mình có thành tựu gì to tát cả, nhưng vì trọng điểm nằm ở câu cuối, anh vẫn dứt khoát đáp “vâng”.

“Tiểu Phương, tay của cậu khéo như vậy, vừa vẽ được tranh, vừa đóng được đồ gỗ,” chị Lưu nhìn chiếc dương cầm trong phòng khách, bổ sung, “lại vừa đánh được đàn, nhất định phải quý trọng đôi bàn tay mình. Nếu như cậu không quý trọng, sau này không thể vẽ tranh hay chơi đàn nữa thì không chỉ là mất mát của cá nhân cậu, mà còn là tổn thất của tất cả chúng ta.” Ý của chị Lưu chính là, tốt nhất là đừng có dùng đôi bàn tay kia mà đánh vợ, hậu quả sẽ nghiêm trọng đấy, cậu dám đánh vợ, sau này cũng đừng hòng vẽ tranh nữa.

Phương Mục Dương không thể không khâm phục bản lĩnh nói bóng nói gió của chị Lưu, nhưng anh vẫn phải giải thích rõ ràng một chút: “Em không biết chơi đàn đâu, là Phí Nghê chơi đấy ạ.”

Lưu tỷ này nói bóng nói gió bản lĩnh, nhưng hắn hơi chút làm một chút làm sáng tỏ: “Ta không thế nào sẽ đánh đàn, cầm là Phí Nghê.”

Còn ông Phương thì lại nghe ra tin tức khác, không ngờ nghịch tử còn biết đóng cả đồ gỗ. Đơn vị công tác của con dâu làm việc quả thực trách nhiệm, ngay cả con trai ông cũng nắm được rất tường tận, ông còn không hiểu con trai mình bằng đồng nghiệp của con dâu nữa.

Phương Mục Dương dùng đôi bàn tay khéo léo của mình để lặng lẽ gọt vỏ táo cho Phí Nghê. Anh gọt táo rất thuần thục, giống như thường xuyên làm vậy, gọt xong cũng rất tự nhiên đưa vào tay của Phí Nghê.

Phí Nghê không nhận, Phương Mục Dương không biết thật sự hiểu lầm hay là giả vờ hiểu lầm, cố ý biện bạch: “Tay anh không còn mùi nhựa thông nữa đâu, lúc nãy giặt đồ cho em anh đã cố ý xoa tay tận mấy lần rồi.”

Để ngăn không cho Phương Mục Dương tiếp tục lảm nhảm, Phí Nghê đành phải nhận táo.

Ông Phương cũng hơi ngạc nhiên, không ngờ quần áo của con dâu bây giờ là nghịch tử giặt, ông nhớ hồi mới về đây, con dâu vẫn luôn tự mình giặt quần áo. Ông nghĩ có lẽ con dậu dạo này bận bịu sửa sang bản thảo cho mình, thế nên nghịch tử đã chủ động gánh vác việc nhà giúp vợ.

Phương Mục Dương đặt con dao gọt hoa quả xuống cạnh đ ĩa trái cây, xong rồi lại rót thêm ít trà cho chị Lưu, nói xin lỗi không tiếp được, còn phải tiếp tục đi giặt đồ cho Phí Nghê nữa.

Đọc truyện chữ Full