DocTruyenChuFull.Club

Nhập Số Chương Để Tìm Chương VD: 200
Xuân Giang Hoa Nguyệt
Chương 155

Tấu chương mà Cao Dận gửi trước đó đã đến Kiến Khang.

Ở trong tấu chương, y nói Lý Mục hiện không phải là mối đe dọa thực sự đối với triều đình, thỉnh cầu cho phép mình mang binh trở về.

Y giải thích, đối với triều đình hiện giờ nguy hiểm lớn nhất không phải là đến từ Trường An, mà là quân Tiên Bi vẫn đang chiếm đóng Thanh Châu và tình hình thế cục phía Tây Nam.

Thanh Châu luôn là đại bản doanh được xưng là môn hộ Giang Bắc đối đầu với Quảng Lăng nơi mà chính quyền phương Bắc có mưu đồ với Kiến Khang. Trước kia Bắc Hạ đã thế, hiện giờ Bắc Yến cũng là như thế. Mộ Dung Thế đã xây dựng được một đội tinh binh rất trung thành với gã ở Thanh Châu. Một trận chiến ở Lạc Dương bởi vì Lý Mục tuyệt địa phản sát, tuy gã đã bị mất phần lớn vùng Trung Nguyên nằm ở phương Nam Hoàng Hà, nhưng Thanh Châu vẫn nằm trong tay gã, sự uy hiếp đối với triều đình vẫn chưa được giải quyết hoàn toàn.

Ngoại trừ Thanh Châu phương Bắc, Tây Nam cũng là trọng điểm mà triều đình cần phải đề phòng. Nơi đó vốn là ngoài tầm tay với, Hồ tộc tạp cư, trước đây đã liên tục xuất hiện nhiều chính quyền do người Hồ lập nên, lại từng có loạn Hứa Tiết, mấy năm trước vốn dĩ phải dựa vào uy danh của Lý Mục mới trấn áp xuống được. Hiện giờ Lý Mục không ở đây, chỉ sợ cục diện sẽ lại trở nên biến loạn lần nữa, y thỉnh cầu triều đình cần phải coi trọng việc phòng bị.

Nhìn chung cục diện hiện giờ thay vì để y tiếp tục bố trí quân lực ở lại nơi này, không bằng sớm ngày đưa quân đội trở về thì tốt hơn.

Đây là một tấu chương rất dài, trình bày chi tiết tỉ mỉ đâu ra đó và rất sâu sắc. Bày tỏ rõ sự lo lắng và quan tâm của mình ở trên trang giấy. Thế nhưng, y không nhận được phản hồi nhanh chóng như mong đợi, bởi vì triều đình vì tấu chương này của y mà dấy lên tranh luận, giằng có kéo dài mãi chưa chấm dứt.

Nhóm quan viên do Lưu Huệ cầm đầu cũng không vì tấu chương này của Cao Dận mà thay đổi, vẫn cứ khăng khăng Lý Mục công khai phản bội Đại Ngu, hành vi ghê tởm, là loạn thần tặc tử của triều đình, cần phải lập tức thông cáo cho toàn thiên hạ biết để người người xử tử hắn, cũng đồng thời giao trách nhiệm cho Cao Dận lập tức thi hành mệnh lệnh trước đó của triều đình, khống chế Trường An, tróc nã Lý Mục.

So với đám Lưu Huệ này, thái độ của Phùng Vệ lại ôn hoà rất nhiều. Ông ta tán đồng với tấu chương của Cao Dận, nói Lý Mục hiện không phải là tai hoạ ngầm lớn nhất đối với triều đình. Với sự hiểu biết của mình đối với Lý Mục, sở dĩ hắn đóng quân không về chắc chắn ở giữa có sự hiểu lầm lớn. Ông ta hy vọng triều đình tạm hoãn việc trừng phạt với Trường An, thậm chí còn tự đứng ra đề cử mình nguyện đi một chuyến đến Trường An để gặp mặt khuyên bảo Lý Mục, yêu cầu hắn trở về nhận tội với triều đình.

Cao Ung Dung tất nhiên cần đám Lưu Huệ này ủng hộ hết mực đối với mình và thu nạp nhân tâm, nhưng trong lòng chị ta hiểu rõ, người có thể làm được việc giống như Phùng Vệ, đám Lưu Huệ không thể sánh bằng. Từ trước tới nay, chị ta rất tín nhiệm Phùng Vệ.

Lần tranh luận này, ban đầu chị ta vẫn luôn không bày tỏ thái độ. Từ tận đáy lòng, chị ta càng nghiêng về lời nhận xét của Lưu Huệ hơn.

Trước khi Cao Dận gửi tấu chương về, một trận chiến ở Lạc Dương, tin tức Lý Mục lật ngược tình thế ngăn cơn sóng dữ đã được truyền về Nam Triều, mà tin tức dân chúng một mực đuổi theo hắn đến Kháng Long quan và “Bạch Hổ xuất hiện, thánh nhân ra đời” càng gây ra những cuộc thảo luận sôi nổi trong dân chúng.

Dân chúng càng sôi trào thì đối với Cao Ung Dung đó lại càng là một cơn ác mộng.

Không có một kẻ thượng vị nào có thể chịu đựng được một cục diện như thế.

Lý Mục là một tòa núi lớn đè trước mặt chị ta. Một ngày không trừ khử, thì ngày đó chị ta không an tâm. Nếu có biện pháp có thể vừa loại trừ được Lý Mục vừa giữ vững được Đại Ngu, chị ta sẽ lập tức động thủ không chút do dự.

Mà sở dĩ chậm chạp không dám động thủ, là bởi vì chị ta cũng biết, sự băn khoăn của Cao Dận không phải không có lý.

Nhưng mà sự do dự của chị ta cũng không kéo dài được bao lâu. Bởi vì mật tấu mà ngay sau đó Cao Dận đã gửi đến cho chị ta ngay sau đó không lâu, chị ta cuối cùng đã hạ quyết tâm.

Trong mật tấu mà Cao Dận gửi cho chị ta, có thuật lại đúng sự thật cuộc gặp mặt của mình và Lạc Thần. Y liên tục nhấn mạnh, y nguyện lấy đầu của mình bảo đảm, Trường An hiện giờ tuyệt đối không phải là mục tiêu đề phòng hàng đầu của triều đình, mà triều đình cần đề phòng Vinh Khang, cần phải hạn chế quyền lực của ông ta.

Y nhấn mạnh, đây cũng không phải là nhắc nhở đến từ chính Trường An nhắc nhở, mà còn là sự lo lắng âm thầm của mình.

Vinh Khang vốn chỉ là phương bá địa phương, nhân loạn Hứa Tiết mà dựng thế, mấy năm nay luôn tỏ vẻ thân thiện quá mức đối với triều đình, thế lực không ngừng mà mở rộng. Kết hợp với việc làm xấu trước đây của ông ta tại Ba địa, Vinh Khang tuyệt đối không phải là người chịu an phận thủ thường. Tình hình cục diện của triều đình hiện đang rất tế nhị, nếu như không gia tăng sự hạn chế quyền lực của ông ta, so với Lý Mục, ông ta càng có có khả năng trở thành tâm phúc tai họa đối với Đại Ngu hơn.

Mấy năm nay, chức quan của Vinh Khang không ngừng được đề bạt lên cao. Khi mà Lý Mục đón Lạc Thần và đoạn tuyệt với triều đình, Cao Ung Dung liền đề bạt ông ta làm Trấn Tây tướng quân, thứ sử Kinh Châu, ra lệnh ông ta lãnh binh đi tấn công Nghĩa Thành. Sau khi không thành công trở về, ông ta đóng quân ở Kinh Châu, và gửi một thư thỉnh tội về triều đình, chờ đợi giáng tội.

Cao Dận chưa bao giờ nghĩ được rằng, mật thư mà y gửi cho Cao Ung Dung này không những không đạt được mục đích mà còn khiến Thái hậu hiện tại thêm nghi ngờ, thậm chí hoảng sợ.

Chuyện mà chị ta lo lắng nhất cuối cùng vẫn xảy ra.

Hiện giờ ngay cả Cao Dận cũng bị Trường An bên kia thuyết phục! Không những không chấp hành mệnh lệnh của mình mà còn quay sang nói giúp giải tội cho Trường An.

Vốn dĩ chị ta đang cậy nhờ vào Cao thị, thế thì sau này chị ta có thể tiếp tục dựa vào hay không? Khi tín nhiệm bắt đầu rạn nứt, sự hoang tưởng và nghi ngờ giống như con rắn phun ra nọc độc, cuộn mình trong góc tối âm u, dùng nọc độc của sự mù quáng và kiêu ngạo tự đại tiêm nhiễm vào lòng người, cho đến khi chúng làm mù mắt người ta hoàn toàn.

Nhìn khắp thiên hạ, chị ta không có ai khác có thể dựa vào để bảo vệ mình ngoài Vinh Khang hiện đang bị Trường An vu khống và ly gián kia. Ở trong mắt Cao Ung Dung, Vinh Khang vốn là một mãng phu một lòng ngưỡng mộ sĩ tộc, muốn được sĩ tộc tán thành.

Lý Mục tuy rằng xuất thân thấp hèn, nhưng tốt xấu cũng là thứ tộc. Mà Vinh Khang này thứ tộc cũng không phải, căn bản chỉ là một man nhân đến từ vùng thiếu văn minh mà thôi.

Một người như thế, thế mà cũng dám khát khao đường muội Lạc Thần của mình, thậm chí không chỉ một lần biểu lộ ở trước mặt chị ta một ngày nào đó nếu như vặn ngã Lý Mục, hy vọng Thái Hậu có thể tứ hôn mình với Lạc Thần.

Cao Ung Dung trong lòng khinh thường ông ta, nhưng ngoài mặt lại chưa từng cự tuyệt mơ tưởng điên rồ của ông ta.

Chị ta cần người đàn ông này nghe theo mình. Mà mấy năm nay Vinh Khang luôn cúi đầu nghe theo chị ta, ngoại trừ cái gọi là “điềm lành” khiến chị ta lo lắng và sau đó không đánh lại Nghĩa Thành ra, còn lại thì các biểu hiện khác đều khiên cho chị ta rất hài lòng.

Hiện tại Trường An sở dĩ muốn mượn Cao Dận để nhắc nhở mình để ý Vinh Khang, tất nhiên là có động cơ riêng, tám chín mươi phần trăm đó là ly gián.

Một đêm hôm nay, Cao Ung Dung ở tẩm cung của con trai, nhìn chăm chú vào khuôn mặt đang ngủ say của cậu bé, bị dày vò bởi nỗi sợ hãi mẹ con sắp trở thành cô đơn cô độc, suốt đêm không ngủ được.

Ngay khi trời sáng, chị ta không còn do dự nữa, ban hành hai chiếu chỉ.

Chiếu chỉ thứ nhất là gửi cho Cao Dận. Mệnh lệnh cho y tiếp tục đóng quân tại chỗ, nghiêm mật giám thị hướng đi của Trường An, phong kín con đường Nam hạ của Lý Mục. Không có mệnh lệnh của triều đình thì không được tự tiện đưa binh trở về.

Chiếu chỉ thứ hai, đó là gia phong Vinh Khang làm quận công kiêm thứ sử Giang Châu, mệnh lệnh cho ông ta phát quân đến Giang Châu đóng trú, ngheo theo hiệu lệnh của triều đình bất cứ lúc nào, nhằm bảo vệ vùng hạ du, ứng phó bất kỳ cuộc tấn công nào có thể xảy ra với Kiến Khang.

Hai chiếu chỉ này một lần nữa gây sóng to gió lớn trong triều đình.

Phùng Vệ lúc đầu phản đối kịch liệt.

Thái Hậu nhìn như không nghe theo chủ trương của đám Lưu Huệ, công khai tuyên bố Lý Mục là nghịch thần, chừa chỗ cho đường sống sau này, nhưng mà an bài như thế kia, đặc biệt là cho phép Vinh Khang nhập Giang Châu, theo Phùng Vệ thấy, điều đó giống như mở ra môn hộ Kiến Khang, rất là nguy hiểm.

Kiến Khang chỉ có hơn một vạn Túc Vệ Quân trú đóng. Quảng Lăng được tôn xưng là môn hộ của Kiến Khang thì quân đội chủ lực lại đã bị điều đi kiềm giữ Lý Mục, hiện giờ chỉ còn lại một bộ phận quân coi giữ mà thôi.

Từ Giang Châu đến Kiến Khang, tuy không tính là gần, nhưng ở dưới tiền đề môn hộ không có đủ Quảng Lăng quân trấn thủ, cho phép Vinh Khang vào Giang Châu, không khác là đặt Kiến Khang vào dưới sự bảo hộ của ông ta.

Ngộ nhỡ Vinh Khang không đáng tin tưởng, Kiến Khang sẽ gặp nguy hiểm.

Nhưng lần này thái độ của Cao Ung Dung rất kiên quyết, ra lệnh cho Vinh Khang ngay lập tức đảm nhận chức vụ ở Giang Châu.

Phản ứng của Vinh Khang cũng khiến cho Cao Ung Dung rất vừa lòng. Ngay sau khi nhận được sự uỷ nhiệm của triều đình, ông ta mang ơn đội nghĩa chẳng những dùng tám trăm dặm khẩn cấp gửi thư cảm ơn biểu đạt sự trung thành với triều đình mà còn muốn đưa trưởng tử của mình đến Kiến Khang làm con tin.

Cao Ung Dung chẳng những hoàn toàn xua tan nghi ngờ mà ngay cả Phùng Vệ sau khi biết được quyết định của Vinh Khang cũng cuối cùng cũng dịu lại thái độ, không còn kiên quyết phản đối như trước nữa.

Dù sao, nếu trong tình huống quân Quảng Lăng không thể kịp thời trở về, nếu Vinh Khang thật sự trung thành với triều đình, để ông ta trú binh Giang Châu, đối với Kiến Khang nó giống như thêm một tầng phòng hộ cho Kiến Khang, đây đương nhiên là chuyện tốt.

……

Vào cuối mùa thu năm nay, trên dưới đại giang nam bắc, Hoàng Hà, mỗi người đều đi theo con đường riêng của mình và dấn thân vào con đường mình đã chọn.

Lý Mục nói lời tạm biệt với Lạc Thần một lần nữa, bước lên con đường Bắc phạt của hắn, tiến về phía trước vì hoài bão hùng tâm tráng chí mà hắn đã đặt ra khi còn là thiếu niên. Mộ Dung Thế điều động quân đội, tập hợp đồng minh, hội sư tại Nhạn Môn, thề phải chính tay giết kẻ thù, rửa sạch sỉ nhục trước đây. Cao Dận uổng có một thân huyết khí, giống như người bị trói buộc một bước khó đi, chỉ có thể đóng quân tại chỗ, gửi tiếp tấu sớ cho triều đình hy vọng có thể thuyết phục được người cầm quyền, cho phép mình được trở về vị trí mình nên có. Mà Vinh Khang, lại dẫn theo quân đội của mình một đường không có ngăn trở thẳng tiến về Giang Châu.

Bất kể phương Bắc có gió nổi mây phun như thế nào thì ít nhất ở Nam Triều, thoạt nhìn tất cả mọi thứ đều nằm trong sự khống chế của Cao Ung Dung.

Đang lúc trên dưới triều đình mong đợi Vinh Khang thực hiện lời hứa, đưa trưởng tử đến Kiến Khang làm con tin thì tình hình lại trở nên không được bình thường

Theo tin tức, kể từ khi quân đội của Vinh Khang đến Giang Châu, thế nhưng lại không dựa theo chỉ thị của triều đình là đóng quân tại chỗ mà lại dọc theo sông lớn, từ hạ du tiếp tục tiến về phía Đông.

Cao Ung Dung lúc đầu không tin, phải đến vài ngày sau, khi mà liên tục nhận được báo cáo khẩn cấp của một số thái thú dọc đường, chị ta mới nhận ra vấn đề.

Tin tức nói, Vinh Khang lấy lý do hộ tống trưởng tử vào kinh làm con tin, thống lĩnh đại quân tiếp tục đông tiến, thế không thể cản. Mà lực lượng quân sự địa phương ở các quận căn bản không thể nào ngăn cản được. Điều họ có thể làm chính là dâng tấu lên triều đình, hy vọng triều đình ra mặt can thiệp.

Cao Ung Dung lập tức phái Lưu Huệ đi ngăn cản hành vi của Vinh Khang, ra lệnh cho Vinh Khang mang theo quân đội lui về Giang Châu, chỉ cho phép con trai của ông ta vào kinh.

Lưu Huệ không chỉ có địa vị cao trong triều đình, còn là danh sĩ trong sĩ tộc Kiến Khang, có sự nhạy bén và tài hùng biện, trước kia Vinh Khang mấy lần vào kinh đã từng nịnh nọt Lưu Huệ rất nhiều, thoạt nhìn khá được kính trọng. Xảy ra chuyện như vậy phái Lưu Huệ ra mặt giải quyết là thoả đáng nhất.

Thế nhưng biểu hiện của Lưu Huệ lại làm cho Cao Ung Dung và quan viên triều đình hoàn toàn thất vọng, đồng thời cũng bất an sợ hãi.

Thời điểm Lưu Huệ nhìn thấy Vinh Khang, đại quân của Vinh Khang như vào chỗ không người, đã chạy đến Thạch Thành tiếp giáp quận Đan Dương.

Theo như lời hoàng môn thị lang đồng hành cùng Lưu Huệ về sau đã trốn quay về kia nói, ban đầu khi gặp mặt, Lưu Huệ vênh váo tự đắc kiêu ngạo hống hách, Vinh Khang thái độ khiêm tốn, nhưng đến khi Lưu Huệ truyền đạt ý chỉ triều đình xong, yêu cầu ông ta lập tức rút binh quay về Giang Châu thì Vinh Khang đổi ngay sắc mặt, nói mình đang phụng mệnh của thái hậu đưa con trai mình vào Kiến Khang làm con tin mà thôi, không chịu quay về. Lưu Huệ cảm thấy bị xúc phạm, rất tức giận, mắng Vinh Khang là hạng người man rợ, không nói tín nghĩa, đủ những từ ngữ khó nghe. Vinh Khang nổi giận, bắt giữ Lưu Huệ và đám tuỳ tùng đi theo. Nhị lang này bởi vì lúc đó vì bị mệt mà ở lại trong doanh không đồng hành theo, nghe tin không ổn đã cởi quan bào mặc quần áo của dân chúng, đóng giả thành người qua đường nghèo khổ, bấy giờ mới may mắn thoát được trận đuổi bắt, trốn trở về Kiến Khang.

Văn võ cả triều bị tin tức này làm cho bị sốc nặng và hoảng sợ tột độ.

Ý đồ của Vinh Khang đến lúc này thì đã rõ như ban ngày.

Phùng Vệ hối hận vô cùng, hối hận vì mình không nên thả lỏng cảnh giác, không kiên trì phản đối, thế nên đã dẫn sói vào nhà, gây thành hoạ hôm nay.

Cao Ung Dung thậm chí còn rối loạn hơn, chưa kịp nói gì đã suýt nữa thì ngất đi.

Chị ta không thể nào nghĩ tới được, mấy năm nay, một tướng lĩnh địa phương do một tay chị ta đào tạo bồi dưỡng lên thoạt nhìn trung thành đáng tin, thế nhưng lại che giấu một trái tim độc ác và xảo trá như thế. Nếu như quân đội của ông ta đến Kiến Khang, với chút binh lực hiện tại của Kiến Khang, căn bản là không thể chống đỡ được. Đến lúc đó, người ta là dao thớt, mình là cá thịt.

Cuối cùng chị ta cũng nhớ đến lời nhắc nhở trước đây của đường muội mình qua Cao Dận, đồng thời cũng nghĩ đến đội quân của Cao Dận vẫn đang bị trấn áp ở gần Trường An.

Trong một đêm, khóe miệng chị ta bị phồng rộp như bị bỏng và đổ bệnh, nhưng chị ta không muốn tỏ ra yếu đuối trước mặt triều thần.

Trong buổi triều ngày hôm nay, chị ta đánh lên tinh thần, mang theo con trai mình đứng ở cửa thông đến đại điện, bên tai nghe được những tiếng xì xào trách móc của quan viên cả triều đối với mình, lần đầu tiên trong cuộc đời chị ta cảm nhận sâu sắc câu nói bốn bề thụ địch là như thế nào.

Chị ta phái người hoả tốc qua sông truyền tin đến Quảng Lăng, cấp tốc điều quân coi giữ của Cao Dận vẫn còn đóng quân ở đó trở về tiếp ứng ngăn cản Vinh Khang.

Đồng thời chị ta cũng dùng tốc độ nhanh nhất gửi tin cho Cao Dận, ra lệnh cho anh ta tức khắc rút binh về.

Sau khi người mang tin tức khởi hành, Cao Ung Dung và các quan đại thần bắt đầu hồi hộp chờ đợi, mà tin tức về quân đội của Vinh Khang sắp tiến vào kinh sư đã nhanh chóng lan truyền khắp thành trì.

Tất cả những ai từng trải qua loạn Hứa Tiết mấy năm trước tận đáy lòng đều không hẹn mà cảm nhận được nỗi sợ hãi và tuyệt vọng về cơn ác mộng cũ sắp ập đến. Một lần đó, Kiến Khang đang ở trong nguy cơ, có Cao Kiệu gia chủ Cao thị đảm nhận trách nhiệm vào lúc lâm nguy đã đứng ra dẫn dắt tướng sĩ quyết chiến cho đến khi Lý Mục đến và cứu toà hoàng thành và người trong thành này.

Mà lúc này đây, khi mà cơn ác mộng sắp một lần nữa rơi xuống, ai sẽ đến cứu vớt họ đây?

Không có ai cứu vớt họ, càng không nhìn thấy được bất cứ hy vọng gì.

Tuy nhiên, vài ngày sau, tin tức đến từ Giang Bắc giống như ôn dịch mang theo tuyệt vọng cùng sợ hãi, nhanh chóng thổi quét toàn thành.

Vào thời điểm mấu chốt này, ba vạn quân đội Bắc Yến trú tại Thanh Châu đã phát động tiến công đối với Quảng Lăng có quân đóng giữ không tới một vạn. Cao Duẫn bởi vì lần đó quá hổ thẹn đã chạy về phía Nam và đến Quảng Lăng, dẫn dắt nhân mã chưa đến một vạn kia ngăn cản người Tiên Bi nam hạ, quân đội đang rơi vào trận chiến giằng co, tự bản thân cũng khó mà bảo toàn, căn bản không thể nào mang binh quay về bảo vệ Kiến Khang được.

Mà quân chủ lực của Quảng Lăng tại ở Trường An xa xôi, dù lúc này có nhận được tin tức đúng hạn thì nước xa cũng không cứu được lửa gần. Huống chi, ngay cả tin tức nửa đường cũng đã bị chặn lại.

Vào đầu tháng, khi các gia đình giàu có và quyền quý ở thành Kiến Khang bắt đầu mang theo hết của cải chạy trốn ngay trong đêm, lúc mà dân chúng trong thành đang hoảng sợ thì đại quân của Vinh Khang gần như không gặp bất kỳ sự chống cự nào thuận lợi mà chạy đến bên ngoài thành Kiến Khang.

Phùng Vệ đích thân chỉ huy bảo vệ Kiến Khang đã bị bắt, vài võ quan ngoan cường chống cự bị giết, chưa tới nửa ngày, đại quân Vinh Khang đã phá vỡ trận địa do Túc Vệ Quân không hề có ý chí chiến đấu bày ra.

Đối mặt với những kẻ xâm nhập như thủy triều, Phùng Vệ ngoài khóc lóc thảm thiết cũng không còn cách nào khác.

Toàn bộ cửa thành bị lấp kín, Kiến Khang biến thành một toà thành bị bao vây.

Vinh Khang cưỡi ngựa, phía sau là đội quân giáp sắt, dưới ánh mắt sợ hãi của dân chúng Kiến Khang đứng hai bên đường, đắc ý dào dạt xông vào trong thành, tiến vào hoàng cung.

Thái Hậu Đại Ngu mang theo hoàng đế, hoàng thất, sĩ tộc, cùng với đám quan viên như cha mẹ chết trên đường bỏ trốn bị binh lính của Vinh Khang đuổi theo chặn lại.

Nhóm quý tộc này sinh ra đã ở trên vị trí cao, từ lúc sinh ra đến nay luôn hưởng cao lương mỹ vị vinh hoa phú quý, giờ chẳng khác gì đám dân chạy nạn chỉ có thể đi bộ, bị binh lính như lang như hổ cầm đao thương bao vây đuổi trở về Kiến Khang, đi vào hoàng cung.

Ngày hôm nay, phía trên thành Kiến Khang bầu trời mùa thu sâu thẳm trong xanh, hồng nhạn bay về phương Bắc. Bầu trời mùa thu ở Nam Quốc hiếm khi mang chút trong trẻo, cái trong trẻo hiếm hoi của phương Bắc.

Vinh Khang ngồi trên bảo toạ cao ngất trong đại điện Kiến Khang, tay chạm vào đầu một con rồng vàng được chạm nổi trên tay vịn, nhìn thấy một nhóm người bị binh lính xua đuổi vào đại điện, y đứng lên khỏi bảo toạ, đi tới trước mọi người, ném một cái đầu người vết máu đã khô, da thịt bắt đầu sưng trướng và thối rữa lên mặt đại điện sáng bóng, nói:

– Thần chỉ phụng mệnh của thái hậu đích thân đưa khuyển tử vào kinh sư làm con tin thôi, thế mà lại khiến cho thái hậu hiểu lầm sâu sắc như thế, bày ra trận trượng như thế, bất đắc dĩ thần đành phải đắc tội vậy.

Chủ nhân đầu người nằm lăn lóc dưới đất kia chính là Tảo Khấu tướng quân nhiều ngày trước được phái đi dẫn người truyền tin cho Cao Dận.

Trong đại điện ồ lên những tiếng nôn oẹ, rất nhiều người không dám nhìn, đều lấy tay áo che mặt.

Sắc mặt Cao Ung Dung trắng bệch, nắm chặt tay ấu đế đang hoảng sợ trốn sau lưng mình, quát lên:

– Vinh Khang! Bệ hạ Đại Ngu chính thuộc thiên mệnh. Uổng cho ta tín nhiệm ngươi như thế, ngươi lại lấy oán trả ơn, dĩ hạ phạm thượng, làm ra hành vi không bằng cầm thú. Ngươi không sợ bị trời phạt hay sao?

Vinh Khang không giận mà cười, vỗ tay, mọi người nghe được tiếng bước chân ở bên ngoài điện vang lên, quay đầu lại trông thấy Phùng Vệ và Lưu Huệ cùng với những thuộc quan trước đó đi theo Lưu Huệ mắng chửi Vinh Khang đều bị trói gô đẩy vào trong điện.

Lúc mà binh lính buông tay, Phùng Vệ hai mắt nhắm nghiền bất động. Lưu Huệ thì mặt như màu đất, đứng ở đó run bần bật, dáng vẻ như sắp ngất đến nơi, những người còn lại cũng thảm hại không kém. Mới chỉ có mười ngày mà đều như thay đổi thành người khác, trên người nào còn dáng vẻ phú quý kiêu ngạo không ai sánh bằng của ngày trước?

Vinh Khang sai người mở trói.

Mọi người nhìn y đầy vẻ ngờ vực, không biết y sẽ tiếp tục giở trò gì.

Vinh Khang đi đến trước mặt Cao Ung Dung, nhìn chòng chọc vào ấu đế đứng cạnh chị ta, quỳ xuống, nghiêm trang nói:

– Thái Hậu, bệ hạ, thần vừa nói đó, lần này thần vào đây mục đích duy nhất là đưa khuyển tử vào kinh. Tất cả đều là hiểu lầm cả. Giờ thì hiểu lầm đã được giải trừ, thần khẩn cầu Thái Hậu và bệ hạ trở về bảo tọa, các đại thần cũng ngồi vào vị trí của mình, thần sẽ dẫn dắt các vị lễ bái trước bệ hạ.

Trong đại điện lặng ngắt như tờ.

Mọi người nhìn binh lính áo giáp sáng chói tay cầm đao kiếm nhuốm máu đứng đó, không một ai dám cử động.

Cao Ung Dung cũng cứng đờ đứng đó, bảo vệ thật chặt tiểu hoàng đế phía sau.

Ánh mắt Vinh Khang quét qua trên mặt từng người một, dần dần trở nên u ám, đột nhiên rút kiếm đâm vào ngực vị đại thần bên cạnh, trong tiếng kêu gào thảm thiết của người đó, lạnh giọng quát:

– Tất cả các ngươi điếc hết rồi à? Ta nói các ngươi không nghe rõ à? Kẻ nào không nghe, giết!

– Giết! Giết! Giết!

Binh lính chung quanh hô theo, âm thanh quanh quẩn trong đại điện.

Mọi người run bần bật. Có người ngã xuống đất ngay tại chỗ, có người chạy đến vị trí đứng của mình trước kia, còn nhiều người như ruồi không đầu, mặt trắng bệch, chạy vòng vòng trong đại sảnh, xô đẩy nhau, tranh giành vị trí của mình, sợ chậm một chút thôi sẽ dẫn tới họa sát thân.

Sau một trận hỗn loạn như trò khôi hài, ngay cả Phùng Vệ trước sau nhắm mắt bất động cũng bị đồng liêu đẩy lên vị trí đứng đầu quan văn vì sợ bị ông ta liên luỵ.

Trong tiếng cười nhạo không kiêng nể gì của Vinh Khang và binh lính của y, quan viên văn võ Nam Triều cuối cùng mỗi người đều vào vị trí đứng, chỉ còn lại Cao Ung Dung còn nắm tay tiểu hoàng đế đứng ở giữa đại điện.

– Thái Hậu, mọi người vào chỗ hết rồi, chỉ còn chờ Thái Hậu và bệ hạ nữa thôi.

Vinh Khang mỉm cười đi tới trước mặt chị ta, tỏ vẻ cung kính nói.

Cao Ung Dung cứng đờ duỗi thẳng cổ, nhìn chằm chằm về phía trước, kéo tay con trai, từng bước một bước lên bậc thềm, cuối cùng ôm lấy tiểu hoàng đế, e dè ngồi xuống trên ghế rồng.

Hết chương 155

Đọc truyện chữ Full